Hãy tưởng tượng dây chuyền sản xuất của bạn, đầu vào có quá nhiều linh kiện, phụ kiện nhỏ. Bạn hoặc công nhân phải sắp xếp chúng theo trật tự nhất định, tỉ mỉ và chính xác ở đầu vào. Nhưng bạn cảm thấy không thể sắp xếp nhân lực chỉ đứng cầm từng linh kiện xếp đúng vị trí, quay đúng chiều mong muốn 1 cách hợp lý. iFeeder mang tới giải pháp tự động hóa Bowl Feeder hay còn gọi là bộ cấp liệu tự động ( Part Feeder). (Chúng cũng có nhiều tên gọi khác: vibratory bowl feeder, parts feeder, bộ rung cấp liệu, phễu rung cấp liệu, pheu rung cap lieu,…)
Mục lục chính
Giới thiệu về Bowl Feeder thương hiệu iFeeder
Bowl feeder được các kĩ sư Năng Lực Việt bắt đầu triển khai sản xuất vào năm 2017. Nó được cho là bộ phận không thể thiếu trong dây chuyền sản xuất, dây chuyền lắp ráp tự động hay bán tự động. Đa phần các thiết kế máy tự động, dây chuyền sản xuất, láp ráp đều có bowl feeder, máy cấp phôi tự động. Nó được đặt ở giai đoạn đầu tiên của dây chuyền, nhằm đưa các chi tiết, linh kiện sắp xếp theo trật tự nhất định. Ở đầu ra của Bowl Feeder, linh kiện được sắp xếp sẽ chuyển vào dây chuyền là máy lắp ráp, máy kiểm tra, đầu gắp sản phẩm vào dây chuyền.
Cấu tạo của bộ rung cấp liệu tự động gồm: Phễu Bowl Feeder và Bộ rung
– Bowl Feeder:
Phần phễu tròn, thành phễu thiết kế theo hình xoắn ốc. Phễu dùng chứa linh kiện sắp xếp lộn xộn, thường có phần đáy nhô lên ở giữa để linh kiện không tập trung ở lòng phễu, mà chạy ra rìa, và chuyển động dần dần lên trên theo đường xoắn ốc ra ngoài. Tùy theo chất liệu và hình dáng linh kiện mà phễu sẽ có đường xoắn ốc và bẫy sản phẩm khác nhau. Đường xoắn ốc là đường dẫn để hướng linh kiện đi theo, còn bẫy là những đoạn được gia công thành các góc, thanh chắn, khe rãnh… Linh kiện khi được dẫn tới đoạn bẫy nếu không nằm đúng hướng sẽ rơi trở lại đáy phễu. Để làm được bẫy sản phẩm, người thiết kế và người gia công phải phối hợp ăn ý với nhau.
Mỗi loại linh kiện, sản phẩm có thể có nhiều kiểu phễu rung và trong phễu rung có nhiều bẫy tùy theo thiết kế của đơn vị sản xuất. Dù thiết kế thế nào, thì mục đích cuối cùng vẫn là để sắp xếp sản phẩm theo định hướng đầu ra nhất định.
– Bộ đế rung:
Phễu Bowl Feeder gắn trên một bộ rung, bộ rung tạo dao động, làm rung linh kiện và làm linh kiện di chuyển. Điều đặc biệt của Part Feeder chính là làm linh kiện di chuyển theo hướng vòng tròn của phễu theo đường xoắn ốc ra ngoài.
Hình ảnh Cấu tạo Parts feeder
Bộ rung được gắn với bộ điều khiển Bowl Controller để chỉnh tần số rung, sẽ có khoảng tần số rung phù hợp với các loại linh kiện khác nhau. Độ rung thấp thì linh kiện chạy chậm, cao thì linh kiện chạy nhanh. Tuy nhiên, nếu nằm ngoài khoảng rung đó thì linh kiện không chạy.
– Linear Feeder:
Ngoài phễu rung bowl feeder và bộ đế rung, còn có Linear Feeder (còn được gọi là In-line feeder), là bộ rung thẳng (thanh rung). Nó là phần được nối tiếp vào đầu ra của Phễu rung, có nhiệm vụ tiếp nhận linh kiện đã được phễu sắp đúng hướng, xếp thành 1 hàng và đưa vào công đoạn kế tiếp (máy hay robot gắp linh kiện để lắp ráp). Bowl Feeder làm cho linh kiện chạy theo hình xoắn ốc, Liner Feeder làm cho linh kiện chạy tịnh tiến (linear).
– Linear Feeder có cấu tạo gồm thanh dẫn hướng gắn trên bộ rung nhỏ. Khi hoạt động, bộ rung sẽ làm linh kiện chạy theo đường thẳng của thanh dấn theo 1 hướng duy nhất. Thường phía cuối thanh dẫn sẽ gắn bộ phận cảm biến để khi thanh dẫn đầy linh kiện, bộ rung sẽ dừng lại để tiết kiệm điện. Và ngược lại, Linear Feeder cũng có bộ điều khiển rung riêng.
Lưu ý khi chọn bộ rung của Bowl Feeder và bộ rung Linear Feeder
– Bộ rung của Bowl Feeder được lựa chọn dựa trên các thông số của linh kiện: tổng số linh kiện 1 lần cấp và khối lượng của chúng, từ đó lựa chọn bộ rung công suất lớn hay nhỏ.
– Bộ rung của thanh rung Linear Feeder được lựa chọn dựa trên chiều dài và khối lượng của thanh rung. Nếu lựa chọn không đúng bộ rung, công suất nhỏ hoặc chiều dài của thanh dẫn quá dài, sẽ gây nên tình trạng linh kiện chạy được nửa đường và không thể chạy tiếp. Nhiều linh kiện nặng, kích thước lớn, khó di chuyển, sẽ được hỗ trợ di chuyển bằng cách thổi 1 dòng khí vào cùng hướng.
Một số giải pháp bổ sung khi chế tạo Parts Feeder:
– Giải pháp giảm thiểu tiếng ồn cho Parts Feeder:
Parts Feeder hoạt động bằng cách tạo độ rung, cộng thêm việc các linh kiện va vào nhau và va vào phễu rung Bowl Feeder sẽ tạo ra tiếng khá ồn. Nhưng chủ yếu tiếng động to hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào bộ rung. Bộ rung càng xịn thì độ ồn càng thấp. Cũng vì điều này mà Parts Feeder của VCC luôn lựa chọn bộ rung nhập từ Nhật Bản.
Ở Việt Nam cũng có đơn vị chế tạo được bộ rung, nhưng làm không tốt thì ở trong xưởng giống như có máy bay vậy, rất ồn, không tốt cho sức khỏe. Thêm nữa máy rung cũng chưa chắc ổn định bằng các thương hiệu lâu đời, gây ảnh hưởng tới năng suất sản xuất.
- Giải pháp của VCC:
+ Làm tủ tiêu âm cho Parts Feeder (Sound-proof cover), có thể giảm tới 80% độ ồn. (tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng)
+ Phủ bề mặt Bowl Feeder bằng PU hoặc Urethane không chỉ giúp giảm tiếng ồn, mà còn giảm ma sát, không làm trầy xước linh kiện.
– Thiết kế phễu dự trữ linh kiện (hopper) cho Part Feeder
Thông thường, phễu rung cấp liệu Bowl Feeder chỉ chứa được 1 khối lượng sản phẩm nhất định, cần có 1 người thao tác máy chú ý tới việc thêm linh kiện vào phễu. Tuy nhiên, đối với các linh kiện dễ móc vào nhau, hoặc yêu cầu sản xuất cần cấp linh kiện liên tục, ổn định với số lượng lớn mà không cần bổ sung, thì lựa chọn thiết kế thêm phễu dự trữ sẽ tốt hơn là dùng phễu Bowl Feeder kích thước lớn. Linh kiện sẽ đựng trong phễu dự trữ hopper, và gắn thêm cảm biến để phát hiện lượng linh kiện trong Bowl Feeder vơi đi. Phễu dự trữ sẽ cấp dần 1 lượng vừa phải mỗi lần, đảm bảo cho Bowl chạy ổn định.
Lưu ý: lượng linh kiện chứa trong Bowl không đều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Bowl Feeder.
Thông số cần cung cấp khi yêu cầu chế tạo phễu rung cấp liệu
1. Thông tin về linh kiện cần cấp
2. Năng suất của phếu rung là bao nhiêu linh kiện/phút?
3. Sức chứa của phễu Bowl Feeder khoảng bao nhiêu linh kiện?
4. Có cần phễu dự trữ hay không? Dự trữ khoảng bao nhiêu linh kiện?
5. Điện áp, tần số nguồn cấp cho bộ rung.
6. Hướng ra của linh kiện như thế nào.
7. Chiều cao và dài đầu ra của thanh rung Linear Feeder (phụ thuộc vào giai đoạn line kế tiếp)
Nếu chưa biết mình cần loại phễu rung thế nào, quý khách có thể liên hệ trực tiếp 0934683166 để nhận tư vấn từ kĩ thuật viên của VCC.
Lưu ý quan trọng của hệ thống Part Feeder
Tất cả các bộ phận: Bowl feeder, Linear Feeder, bộ đế rung cần được đặt cố định trên mặt phẳng có chân chắc chắn, đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi bất kì dao động nhỏ nào. Nếu bộ cấp liệu đặt trên ở nơi không chắc chắn, sẽ gây ảnh hưởng tới độ rung, hoặc làm lệch phễu rung, dẫn tới việc linh kiện bị dẫn lệch hướng, bẫy làm lọt linh kiện ngược chiều. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và chất lượng sản xuất.
Bowl Feeder của VCC với thương hiệu phễu rung iFeeder, đế rung Nhật Bản, đa dạng về mẫu phễu và mẫu linh kiện. Xem trang thư viện thiết kế mẫu của VCC để xem chi tiết hình ảnh sản phẩm.